Chia Sẻ Điều Đúng Đắn

Hỏi Đáp | Đặt Lịch | Zalo 0919449459

MỚI

Tìm nội dung

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

5 BƯỚC DỄ DÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO

CHIA SẺ 
Duy nhận thấy đây là một nội dung thực sự hữu ích . Nên đăng lên trang Nguyễn Đặng Duy . com ( www . Nguyen Dang Duy . com ) để xin chia sẻ

hững bài học dưới đây từ nhà thiết kế Jules Pieri sẽ giúp bạn nảy ra những ý tưởng ngay lập tức.

Việc công ty vốn mạo hiểm tại Silicon Valley, Kleiner Perkins, tuyển dụng nhà thiết kế huyền thoại John Maeda với tư cách đối tác được các nhà đầu tư coi là một động thái có phần muộn màng. Bởi vì những kiến thức về thiết kế của Maeda sẽ đóng vai trò là liên kết vô cùng quan trọng giữa đầu tư mạo hiểm và cộng đồng thiết kế đồng thời chứng minh rằng những nhà thiết kế ngày nay đang được nhìn nhận như là chìa khóa trong việc tạo ra toàn bộ trải nghiệm cho khách hàng.
Việc cải tiến thiết kế sẽ tác động đến doanh nghiệp ở mọi cấp độ, đặc biệt là với chủ doanh nghiệp. Bởi vì họ hiểu rằng cải tiến kỹ thuật cộng với thiết kế ưu việt sẽ giúp tạo ra thế hệ những sản phẩm thành công.
Là nhà thiết kế công nghiệp đầu tiên theo học Trường Harvard Business, Jules Pieri đã phát triển ra 5 cách thành công để đánh thức sức sáng tạo trong bất kì ai, thậm chí là người kém sáng tạo nhất.

1. “ĐI THEO” KHÁCH HÀNG

Có thể bạn đã làm nghiên cứu và phân tích về khách hàng, mức độ cạnh tranh trên thị trường và năng lực nội bộ của công ty mình. Tuy nhiên đối với một nhà lãnh đạo nhạy bén và có khả năng sáng tạo cơ bản, thì không mất nhiều thời gian để phát hiện xu hướng trong suy nghĩ của khách hàng. Nhưng đối với những người vốn kém sáng tạo, thì việc tạo mối liên hệ trực tiếp với người dùng là vô cùng cần thiết để dành được lòng tin của mọi người trong nhóm trước khi bắt tay vào thực hiện bất cứ ý tưởng nào về sản phẩm.
Những ý tưởng thực sự đột phá sẽ xuất hiện khi quan sát kỹ lưỡng một khách hàng và điều này thì không thể có được khi mà bạn chỉ ở sau màn hình máy tính mà phân tích họ. Rất nhiều lãnh đạo trẻ, đặc biệt những người có hiểu biết về công nghệ, thường sai lầm khi cho rằng có thể phân tích dữ liệu khách hàng một cách dễ dàng và đơn giản bằng chính những công nghệ máy tính bây giờ. Không điều gì có thể đáng giá với khách hàng hơn trải nghiệm thật sự. Bạn phải hiểu rằng không có giá trị hơn mối quan hệ gần gũi mà bạn xây dựng được với khách hàng của mình và biết được chính xác những điều mà đối thủ cạnh tranh đã bỏ qua. Vì vậy, hãy lao ra ngoài, đi lại trên vỉa hè và làm quen với khách hàng của mình.

2. HÃY ĐI TỪNG BƯỚC MỘT 

Điều này có thể ngược với tất cả những gì bạn đã nghĩ, nhưng những người sáng tạo thực sự rất đề cao tính kỷ luật. Vì thế hãy đặt ra những quy định rõ ràng và những mục tiêu khả thi cho bạn hoặc nhóm của bạn. Những tham vọng xa xôi như "giành được thêm 20% thị phần" hay "giành thế áp đảo trong ngành và sự bàn tán PR" là những điều rất khó thực hiện và thậm chí sẽ làm mọi người trong nhóm nhụt chí. Những mục tiêu mơ hồ có thể khiến những ai có suy nghĩ phân tích rành mạch cảm thấy khó chấp nhận bởi họ cần thấy mục tiêu rõ ràng, thực tế trong một dự án. Vạch sẵn ranh giới cũng như là mục tiêu để sau này khi đánh giá các phương án, bạn biết rõ thứ mình muốn đạt được và thứ mình cần tránh. Lúc này thì, một ý tưởng và lộ trình thành công khi đó có thể dễ dàng được xác định.
Khi làm việc tại Playskool, một dự án đã được triển khai để cập nhật ngôn ngữ hình tượng cho một dòng sản phẩm, Jules Pieri đã cho những nhà thiết kế biết mục tiêu của mình. Đầu tiên là tăng cường kết nối với trẻ nhỏ thông qua phong cách thiết kế hiện đại sau đó tạo ra một nhận diện hình ảnh độc đáo hơn. Tuy nhiên Jules cũng yêu cầu họ phải tôn trọng tiêu chuẩn thiết kế công nghiệp và bao bì đóng gói đang sử dụng, tỷ lệ và khối lượng yêu cầu, và phải làm việc trong giới hạn của những ngôn từ diễn đạt cảm xúc về thương hiệu. Nếu mới chỉ đọc những mục tiêu đầu tiên họ có thể đã cho rằng mình có toàn quyền sáng tạo, tuy nhiên họ sẽ không biết liệu họ có thành công trong việc hoàn thành mục tiêu dự án tổng thể hay không.       

3. CÂN NHẮC VỀ NHỮNG GÌ KHÔNG CÓ HIỆU QUẢ VỚI BẠN

Mọi công ty hoặc sản phẩm có tính đột phá là kết quả của sự giao thoa giữa công nghệ, con người/hành vi khách hàng và xu hướng văn hóa. Rất nhiều thương hiệu tên tuổi hiện nay đều được tạo ra chủ yếu bởi các nhà thiết kế và những người không có hiểu biết về kỹ thuật:  AirBnB, 23andMe, IndieGoGo, Pinterest, eBay, Amazon, and Nest. Những công ty này đều có điểm chung là họ bắt đầu khi "Chúng ta không nhìn thấy ai đang..." hoặc "Tôi đã rất muốn làm XYZ nhưng không tìm được công ty để hiện thực hóa nó."
Điều khác biệt trong mỗi công ty kể trên là những người sáng lập chúng nhìn ra khoảng trống mở ra do sự chuyển đổi về năng lực và nhu cầu của con người. Từ đó, họ đã tận dụng được những khoảng trống cơ hội này để tạo ra thành công cho mình.

4. TẠM THỜI TỪ BỎ VIỆC SUY NGHĨ CÓ LÝ TRÍ

Trong một chuỗi các khoảng thời gian ngắn, hãy cho phép bản thân phác thảo hoặc mô tả một loạt các ý tưởng. Sử dụng những tờ giấy khổ to hoặc giấy ghi nhớ và dán lên tường những suy nghĩ hoặc bản vẽ của mình. Cố gắng làm mọi thứ thật nhanh nhưng đừng đánh giá quá sâu hay đừng yêu thích mọi thứ. Có một lý do tại sao những nhà thiết kế có giai đoạn dài dành cho "sa-rớt (charette)" và "phản biện (critique)" khi theo đuổi một dự án. Họ tiếp nhận mọi ý kiến và thông tin mà họ cho rằng chúng hợp lý và sau đó sử dụng chúng như bàn đạp cho các ý tưởng của mình. Đó là lý do tại sao họ không hề sợ các tờ giấy trắng khổ to vì dường như họ luôn có thể sản sinh ra ý tưởng ngay lập tức để lấp đầy nó.
Khi Jules Pieri còn là một nhà thiết kế, bà thường lấy những tóm tắt chi tiết của một dự án vào thứ sáu và ấp ủ nó trong vòng ít nhất 2 ngày cuối tuần. Jules cần cảm nhận vấn đề trước khi khởi tạo bước đầu tiên của việc nghiên cứu. Điều này cho phép não của bà được kích hoạt và nó vô cùng quan trọng để sáng tạo.

5.  TRÌNH BÀY Ý TƯỞNG CỦA BẠN VỚI MỌI NGƯỜI.

Quay trở lại mục tiêu ban đầu với những quy ước đã đặt ra và làm một bản đánh giá toàn diện những ý tưởng bạn đã phác thảo. Bạn có thể kéo thêm một vài thành viên đáng tin trong đội cùng tham gia nếu cần, để tránh những sai lệch mang cảm tính cá nhân và xác định xem ý tưởng nào có khả năng phù hợp với doanh nghiệp và giới hạn dự án. Sau đó phát triển những ý tưởng đó (bằng từ ngữ hoặc hình ảnh) thành thứ mà bạn có thể dùng trong giai đoạn phản biện cùng với những thành viên có liên quan trong đội. Hãy gắn chúng lên tường và trình bày từng ý tưởng với cả nhóm. Sau đó, lắng nghe ý kiến phản hồi và lựa chọn những ý kiến có ích cho sự phát triển chúng.
Khi kết thúc quy trình trên (thường không mất quá một tháng), bạn sẽ có một loạt các ý tưởng khả thi để phát triển chúng. Quy trình này có thể biến mọi người - dù có phải nhà thiết kế hay không - trở thành một nhà sản xuất ý tưởng tuyệt vời. Và rất ít doanh nghiệp có thể thành công mà thiếu nó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét