Chia Sẻ Điều Đúng Đắn

Hỏi Đáp | Đặt Lịch | Zalo 0919449459

MỚI

Tìm nội dung

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

5 THÓI QUEN TẠO NÊN NGƯỜI CÓ Ý CHÍ MẠNH MẼ


Chúng ta dành khoảng 3-4 giờ mỗi ngày để kiềm chế các ham muốn. Còn những người có ý chí mạnh mẽ thì sao? Liệu họ có bí quyết riêng?
Thật may, ý chí mạnh mẽ là điều mà bạn hoàn toàn có thể rèn luyện được.
Dù có rất nhiều người có tính kỷ luật hoặc giỏi cưỡng lại những cám dỗ hơn bạn, nhưng không phải họ sinh ra đã được như vậy. Trên thực tế, những người này đã học cách làm tăng sức mạnh ý chí của bản thân và áp dụng nó vào những thời điểm quan trọng.
Sau đây là những phương pháp giúp bạn rèn luyện ý chí của mình

1. GIẢM SỐ LỰA CHỌN XUỐNG ÍT NHẤT CÓ THỂ

Năng lượng tinh thần chính là yếu tố tạo ra khả năng tự kiểm soát bản thân của con người. Thế nhưng năng lượng này là có hạn. Trong một ngày, nếu chúng ta phải đối mặt với càng nhiều lựa chọn thì não bộ lại càng khó đưa ra quyết định hơn, khi đó ta thường có xu hướng tìm cách “đi tắt”. (Hay nhiều người gọi đây là hội chứng “Mặc kệ nó”). Khi lựa chọn cách đi tắt là lúc chúng ta trở nên bốc đồng và liều lĩnh. Và mặc dù chúng ta đưa ra những quyết định không tốt, nhưng dường như chúng ta không thể ngừng bản thân lại được. Nói một cách khác, khi đứng trước những quyết định quan trọng thì chúng ta lại lựa chọn sai lầm, nguyên nhân là do ta đã dùng hết năng lượng tinh thần vốn hữu hạn cho rất nhiều những quyết định không mấy quan trọng khác trước đó. Vì vậy, khi càng ít phải chọn lựa, thì chúng ta càng đưa ra những lựa chọn sáng suốt khi cần thiết.
Ví dụ nếu bạn muốn uống nhiều nước hơn và ít soda đi. Dễ thôi! Luôn để 3 chai nước trên bàn làm việc của mình. Và bạn sẽ không cần đi tới tủ lạnh và đắn đo xem mình nên uống gì. Hay giả dụ như bạn đang cố gắng để không liên tục kiểm tra email. Rất dễ! Tắt hết các chuông báo thư đi, chỉ mở email mỗi giờ một lần, hoặc bạn có thể bỏ ứng dụng email khỏi máy tính để bản và chỉ để ứng dụng này trên laptop. Hãy làm cho việc kiểm tra email khó hơn, thì chắc chắn bạn sẽ ít kiểm tra hơn.
Lấy một ví dụ khác như khi bạn muốn đưa ra các quyết định tài chính cá nhân khôn ngoan hơn. Rất đơn giản! Hãy để thẻ tín dụng vào ngăn kéo; và bạn sẽ không thể mua sắm một cách bốc đồng. Hoặc yêu cầu phải ký hai lần cho những lần mua sắm vượt quá một khoản tiền nhất định, khi đó bạn sẽ phải được người thứ hai đồng ý cấp tiền cho khoản chi tiêu này.
Nên nhớ, lựa chọn là kẻ thù của ý chí. Cả sự dễ dàng và tiện lợi cũng vậy. Hãy suy nghĩ lý trí để đưa ra thật ít sự lựa chọn, để sau đó bạn chỉ cần hành động mà thôi!

2. HÃY ĐƯA RA NHỮNG LỰA CHỌN CHO NGÀY MAI TỪ TỐI NAY

Sẽ dễ dàng hơn để đưa ra những lựa chọn sáng suốt nếu bạn không phải quyết định nó ngay lập tức. Vì vậy, hãy đưa ra những quyết định đơn giản vào ngày mai ngay từ tối hôm nay để dành tinh thần cho những lựa chọn quan trọng hơn trong ngày. Ví dụ như hãy chọn xem bạn sẽ mặc gì, hay sẽ ăn gì vào bữa sáng hôm sau. Sau đó hãy tiến hành chuẩn bị phục trang và món ăn mà bạn đã chọn.
Hãy loại bỏ càng nhiều quyết định vào buổi tối càng tốt; điều này cho phép bạn dành năng lượng tinh thần cho các quyết định thực sự cần thiết vào ngày mai. Và nhân tiện thì hãy quyết định bạn sẽ làm gì đầu tiên khi tới công ty và ngày hôm sau hãy thực hiện nó.

3. NHỮNG VIỆC KHÓ NHẤT HÃY LÀM ĐẦU TIÊN

Khoa học đã chứng minh rằng bạn có năng lượng tinh thần cao nhất vào sáng sớm thông qua một nghiên cứu đáng chú ý được thực hiện bởi Học Viện Khoa học Quốc Gia, các thẩm phán ban ân xá thường có quyết định đồng ý nhiều hơn vào sáng sớm; ngay trước bữa trưa thì tỉ lệ quyết định đồng ý ân xá giảm xuống gần 0.
Vậy nguyên nhân cho hiện tượng trên là do đâu? Liệu quyết định của các thẩm phán có bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoài luật pháp? Câu trả lời cho sự thay đổi trong hành vi đưa ra quyết định của các thẩm phán chính là do họ đã bị mệt mỏi về tinh thần khi phải đưa ra quá nhiều quyết định trong giờ sáng. Vì vậy không phải là giờ trưa mà sáng sớm mới chính là thời điểm tốt nhất để đưa ra những quyết định khó khăn và thực hiện những việc quan trọng. Do đó hãy quyết định những việc quan trọng này và lên kế hoạch thực hiện chúng đầu tiên.

4. NẠP NĂNG LƯỢNG THƯỜNG XUYÊN

Các thẩm phán trong cuộc nghiên cứu trên bắt đầu ngày mới với một tinh thần rất cao, sau đó xuống dần vào sát giờ trưa, nhưng nếu nhìn toàn diện cả một ngày làm việc thì biểu đồ về việc đưa ra quyết định của họ trông như đường tàu lượn siêu tốc: lên rồi xuống, xuống rồi lại lên. Tại sao ư? Rất đơn giản, bởi họ nạp năng lượng bằng cách ăn uống và nghỉ ngơi. Có thể thấy, tỉ lệ đưa ra quyết định ân xá của họ tăng lên sau bữa trưa, sau giờ nghỉ giữa buổi sáng và giữa buổi chiều.
Hóa ra glucose là một phần quan trọng của ý chí. Dù não bạn vẫn hoạt động khi lượng glucose thấp, nhưng não sẽ làm việc kém hiệu quả hơn, thiếu lý trí và liều lĩnh hơn, hay nói một cách khác, não sẽ phản ứng mạnh hơn với những cái lợi trước mắt và ít chú ý hơn tới hệ quả lâu dài.
Vì vậy hãy ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe. Bạn không chỉ cảm thấy khỏe hơn, mà bạn còn đưa ra những quyết định tốt hơn nữa

5. HÃY TẠO NHỮNG GHI CHÚ NHẮC NHỞ VỀ MỤC TIÊU DÀI HẠN.

Bạn muốn xây dựng một công ty lớn mạnh hơn, nhưng khi tinh thần mệt mỏi, bạn sẽ rất dễ lười biếng và dần thoái lui trước mục tiêu ban đầu. Ví dụ như khi bạn muốn giảm cân, bạn sẽ rất dễ viện cớ để đến ngày mai mới thực hiện khi mà bạn đang mệt mỏi. Hay như khi bạn muốn kết nối nhiều hơn với nhân viên, nhưng nếu tinh thần mệt mỏi, bạn sẽ dễ thoái thác và tự cho rằng còn nhiều việc quan trọng khác phải làm trước.
Tinh thần mệt mỏi làm bạn chọn con đường dễ dãi cho dù đó là đường đi chẳng đem lại lợi ích lâu dài.
Vì vậy, hãy lập ra những ghi chú nhắc nhở thường xuyên rồi dán vào những nơi dễ nhìn để ngăn bạn lại trước một quyết định bốc đồng. Một người bạn của tôi có một bản copy tờ tiền rồi dán vào màn hình máy tính để luôn nhắc nhở anh ta về nghĩa vụ của mình. Một người khác có một bức ảnh chụp lúc anh ta nặng hơn hiện tại 50 kilo để luôn nhắc anh ta không bao giờ được dễ dãi với bản thân. Một người nữa xếp đầy ảnh gia đình trên bàn làm việc, bởi vì cô ấy muốn nhắc nhở mình về những con người mà cô ấy yêu quý để lao động nỗ lực hơn.
Hãy nhận thức được rằng những lúc bạn dễ bốc đồng nhất có thể đưa bạn rời xa các mục tiêu dài hạn.  Do đó hãy dùng những nhắc nhở hữu hình về những mục tiêu dài hạn này để cắt đứt cơn bốc đồng thoáng chốc và giúp bạn đi đúng đường.
Bạn thấy đấy, việc hạn chế những phút giây bốc đồng trong quyết định là hoàn toàn có thể luyện tập được. Điều quan trọng là hãy luôn giữ cho cơ thể và tâm trạng của bạn ở trạng thái tốt nhất để thực sự nghiêm khắc với chính bản thân mình khi đứng trước những quyết định dễ dãi nhưng tai hại.(st)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét