Chia Sẻ Điều Đúng Đắn

Hỏi Đáp | Đặt Lịch | Zalo 0919449459

MỚI

Tìm nội dung

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

6 DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN CHÍNH LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA MỌI SỰ THẤT BẠI

CHIA SẺ 
Chúng ta hay được khuyên rằng: Hãy lắng nghe và đi theo tiếng mạch bảo của con tim, và rồi mọi vận may sẽ đến. Thực tế, không ít người trẻ nhận được lời khuyên như vậy xong đã áp dụng luôn và coi đó như là phương châm sống của mình. Tại sao lại như vậy? Đơn giản là vì họ muốn tự làm chủ cuộc sống và tự chịu trách nghiệm về những gì liên quan đến cuộc đời họ.
Tuy nhiên, cuộc sống không đơn giản như họ nghĩ, có rất nhiều người cố sống cố chết theo đuổi trái tim hay giấc mơ mà vẫn không đạt đến hạnh phúc. Không phải vì lời khuyên này không có giá trị mà là bởi nó quá khó thực hiện. Trong cuộc sống, những thông điệp từ trái tim thường hay phải chịu tác động từ những thói quen độc hại cản trở ta đi theo thông điệp đó. Chẳng hạn, chúng ta hay đổ lỗi cho các hoàn cảnh ngoại quan chứ không phải là do bản thân mình, hay, bạn hãy đếm thử xem đã bao nhiêu lần bạn tự nhủ vấn đề đang phải đối mặt là ngoài tầm kiểm soát, "tôi nào có thể làm gì!".
Do vậy, trong bài viết này, chúng tôi muốn nhắc lại một thông điệp là: Đúng, bạn vẫn nên nghe theo lời mách bảo của trái tim để làm chủ cuộc sống, nhưng hãy trung thành triệt để với nó để phát huy hết mọi tiềm năng của bản thân. Và, hãy tự trả lời 6 câu hỏi sau đây để khám phá xem có đúng CHÍNH BẠN mới là nguyên nhân khiến cho mọi thất bại trong cuộc đời mình xảy ra hay không

1. BẠN CÓ LUÔN HÌNH DUNG CỤ THỂ NHỮNG GÌ MÌNH MUỐN KHÔNG?

Không ít người cho rằng "Nếu những giấc mơ của bạn không đủ làm bạn sợ hãi, thì những giấc mơ đó là chưa đủ lớn".
Tuy trái tim luôn hướng đến những khát vọng cao sang, nhưng phần lớn lý trí con người lại mong muốn sự an toàn, chắc chắn. Chúng ta có thiên hướng né tránh và sợ hãi mọi rủi ro, và biến cố bất định trước mắt trong cuộc sống. Nhưng việc khắc phục nỗi sợ hãi đó mới là quan trọng để khám phá giới hạn cao nhất trong khả năng của bản thân mình. Nếu bạn chọn con đường hết sức an toàn, bình lặng như bao người khác thì biết đâu bạn sẽ tránh được những khổ đau bất ngờ ập đến. Tuy nhiên, lựa chọn này cũng sẽ khiến bạn không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn.
Điển hình là với phụ nữ, khi họ phải hi sinh bản thân bởi xã hội yêu cầu như thế, cho rằng họ không phù hợp với những bon chen đối đầu hoặc phải từ bỏ ước mơ, sự nghiệp của mình để chăm lo cho gia đình. Nếu bạn không thử một lần bước đi trên con đường của riêng bạn thì bạn sẽ không bao giờ biết đến cái đích cuối cùng sẽ tuyệt vời đến mức nào. Đôi khi thay đổi cuộc sống mà vốn đã được bạn lên kế hoạch tỉ mỉ rất có thể sẽ khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn.

2. BẠN CÓ MẮC HỘI CHỨNG LÀM DÂU TRĂM HỌ?

Bạn có luôn cảm thấy phải cần được sự chấp thuận của cả những người dưng nước lã với mình, chỉ vì bạn muốn có cảm giác được hoà nhập, chỉ vì bạn không đủ tự tin để giữ vững lập trường và lựa chọn của bản thân mà không mảy may chịu tác động của đám đông. Điều này chỉ có thể dẫn đến một điều, không chỉ trong con mắt của xã hội, mà còn trong cảm nhận của riêng bạn - bạn đã mất đi cá tính của mình và bị đồng nhất với tất cả người khác. Bạn ép mình sống dựa trên các ý kiến của ai đó, giữ bản thân theo đúng như các tiêu chuẩn so sánh của họ, đánh giá thành công của mình theo tiêu chuẩn của xã hội, chỉ để kiếm tìm những gì không phù hợp, và mọi hành động là dựa trên cách người khác đã làm từ trước hoặc là cả đời chạy theo những hư vô phù phiếm.

3. BẠN CÓ THẤY NHIỆT HUYẾT CỦA MÌNH ĐANG CẠN DẦN NGAY CẢ VỚI NGỮNG GÌ MÌNH ĐÃ TỪNG TÂM HUYẾT?

Đã bao giờ bạn từ bỏ những niềm yêu thích từ trước nay để lao vào tìm kiếm và chạy theo những hứng thú khác để rồi chẳng đi đến đâu. Vấn đề là bạn không đủ kiên trì để theo đuổi những đam mê mà trái tim mình mách bảo. Chỉ có một giải pháp duy nhất là hãy làm theo đam mê khi bạn còn căng tràn nhiệt huyết. Kiếm tìm được đam mê đã khó, nên một khi đã nhen nhóm đam mê trong tim thì đừng để nguồn nhiệt huyết này vơi dần một cách phung phí. Thay vào đó, hãy biến bầu nhiệt huyết này thành động lực để quyết tâm theo đuổi đam mê và tạo ra một điều mới mẻ khác.

4. BẠN CÓ LÀ MỘT KẺ LUÔN NÓI “KHÔNG”?

Điều này có thể được chứng minh là một thử nghiệm thú vị. Giả dụ khi muốn lảng tránh những tình huống xã hội tréo nghoe, bạn có giả vờ bận gọi điện thoại không? Nếu câu trả lời là "Có", thì “Không” có phải là từ mà bạn thường xuyên nói? Tin hay không tuỳ bạn, nhưng việc luôn trả lời “không” cũng là biểu hiện của những tác động ảnh hưởng đến quá trình tư duy của bạn.
Một biểu hiện khác của triệu chứng thích-nói-không là khi bạn bị nói thẳng vào mặt là kẻ từ chối mọi lời đề nghị - từ việc tham gia một chuyến dã ngoại cho đến cả một công việc. Bạn hẳn sẽ tự nhủ dù rằng lúc đó trong đầu vẫn suy tính rằng hoặc mình đang từ chối một cơ hội cực kì hay ho, hoặc mình đang tránh được một viễn cảnh vô cùng khủng khiếp, nhưng tại sao mình vẫn nói "không"? Câu trả lời cho tình trạng tiến thoái lướng nan này nằm ở một thử nghiệm thú vị. Bây giờ, hãy thử nói "có" với mọi lời đề nghị, khi đó, trái tim sẽ truyền đến thông điệp là bạn phải chọn lựa một cái gì đó, và một cách bản năng bạn sẽ biết bước tiếp theo phải làm gì.  

5. BẠN CÓ PHẢI LÀ MỘT KẺ THÍCH KIỂM SOÁT?

Đã bao giờ bạn giữ vai trò vừa là thành viên, vừa là người dẫn dắt nhóm đó chưa? Chịu gấp ba lần trách nhiệm trong một nhiệm vụ nhóm để công việc này đi theo cách của bạn, luôn chọn lựa các nhiệm vụ cá nhân hơn là hoạt động theo nhóm để bạn được làm chủ. Liệu khi làm vậy, mọi công việc sẽ chịu tác động chủ quan từ bạn không? Lý do khiến bạn lựa chon không trông vào sự giúp đỡ của người khác có thể là do bạn nghĩ bản thân mình vượt trội hơn người khác hay đơn giản là bạn không muốn mình chỉ là 1 thành viên và luôn muốn nắm quyền kiểm soát bởi bạn lại cho rằng mình biết nhiều nhất.
Tuy nhiên, việc là một kẻ kiểm soát vừa có lợi lại vừa có hại. Một khi bạn sống chìm đắm trong vinh quang sau khi tự mình hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhưng một sự cố nhỏ cũng cũng có thể khiến bạn dằn vặt ghê gớm. Vì vậy, trong các vấn đề có khả năng sẽ gặp các thất bại ghê gớm, nếu không nhận được ủng hộ của một nhóm hoặc một hệ thống hỗ trợ nào đó, thì bạn thà bỏ qua nó còn hơn vì bạn sẽ không bao giờ tha thứ cho mình trong các vấn đề mình chắc chắn sẽ không làm được. Ngược lại, nhiều phụ nữ ngần ngại việc xin sự giúp đỡ vì họ được xã hội cho là có khả năng phi thường trong việc giải quyết nhiều vấn đề cùng lúc. Nhưng bạn hãy nhớ rằng, vấn đề lớn nhất của bạn chính là bạn chỉ là một con người và hơn 7 tỷ người khác cũng thế. Đến cả các vị nguyên thủ quốc gia còn không thể làm việc một mình thì bạn cũng chẳng thể tự mình xoay xở mọi việc đâu.

6. BẠN CÓ LUÔN BI QUAN?

Một trong những băn khoăn kinh điển là “Nếu tôi làm thì sao” và “Nếu tôi không làm thì sao” làm nên mọi sự khác biệt. Đây là vấn đề phụ thuộc vào quan điểm mỗi người. Khi bạn hỏi “Nếu tôi làm thì sao”, câu trả lời sẽ dẫn đến sự thật về mọi thứ trên đời có thể lụi bại và mọi giấc mơ của bạn đều tan vỡ. Có 50 phần trăm là bạn sẽ thất bại thảm hại. Tuy nhiên, câu trả lời cho "Nếu tôi không làm thì sao" sẽ cho bạn một danh sách rõ ràng về tất cả mọi thứ bạn sẽ không có được, bởi vì bạn đã giết chết cơ hội để có nó, do đó bạn sẽ không có một phần trăm nào thành công và trăm phần trăm là những đau khổ và thất bại.
Không phải là bạn đang thất bại một ai đó mà là thất bại chính bản thân mình. Câu trả lời cho câu hỏi “Nếu tôi không làm thì sao” liệu có đáng sợ hơn không? Câu hỏi đầu tiên ("Nếu tôi làm thì sao") có thể giữ bạn trong trạng thái do dự đôi chút, kém tự tin đôi chút nhưng ít ra vẫn còn hứa hẹn 50% khả năng thành công còn câu hỏi sau thì hoàn toàn bắt bạn phải hành động bởi câu trả lời đảm bảo cho 0% hạnh phúc và 100%  là tuyệt vọng.  
Vì vậy, hãy cân nhắc để đặt ra cho mình câu hỏi “Nếu tôi không làm thì sao” để không bị mất đi những niềm hạnh phúc trong cuộc đời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét