Chia Sẻ Điều Đúng Đắn

Hỏi Đáp | Đặt Lịch | Zalo 0919449459

MỚI

Tìm nội dung

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

DỪNG NGAY 13 THÓI QUEN SAU ĐỂ TRỞ NÊN HẠNH PHÚC!

CHIA SẺ 


Duy nhận thấy đây là một nội dung thực sự hữu ích . Nên đăng lên trang Nguyễn Đặng Duy . com ( www . Nguyen Dang Duy . com ) để xin chia sẻ đến mọi người

Chúng ta ai cũng mong muốn được hạnh phúc trong cuộc sống. Ước muốn này quan trọng đến mức ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập cũng nói đến quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm kiếm và duy trì niềm hạnh phúc?
Chúng ta ai cũng mong muốn được hạnh phúc trong cuộc sống. Ước muốn này quan trọng đến mức ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập cũng nói đến quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm kiếm và duy trì niềm hạnh phúc?
Các nhà tâm lý học tại Đại học California đã khám phá ra một vài điều thú vị về hạnh phúc và nó có thể thay đổi cuộc sống của bạn.
Giáo sư Sonja Lyubomirsky là một giảng viên tâm lý học tại Đại học Riverside và được mệnh danh là “Nữ hoàng hạnh phúc”. Bà bắt đầu nghiên cứu về hạnh phúc khi còn là sinh viên và đã dành cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu về vấn đề này.
Một trong các phát hiện quan trọng của bà là mỗi người chúng ta đều có một “điểm bắt đầu” hạnh phúc. Khi một việc tích cực hoặc tiêu cực xảy ra, chẳng hạn như khi ta mua được một căn nhà lớn hay bị mất việc, cảm giác hạnh phúc của ta có thể tăng lên hay tụt xuống, nhưng rồi cuối cùng ta lại quay trở về “điểm bắt đầu” hạnh phúc.
Điểm đột phá trong nghiên cứu của Giáo sư Lyubomirsky là bạn hoàn toàn có thể khiến mình mãi mãi hạnh phúc. Lyubomirsky và các cộng sự của bà đã phát hiện ra rằng “điểm bắt đầu” di truyền chỉ chiếm 50% hạnh phúc của chúng ta, hoàn cảnh cuộc sống ảnh hưởng 10% và 40% còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân chúng ta. Thói quen, thái độ và cách nhìn nhận cuộc sống sẽ quyết định hạnh phúc của bạn.
“Hạnh phúc phụ thuộc vào chính chúng ta.”– Aristotle
Kể cả khi bạn đạt được điều gì đó tuyệt với, thì điều ấy cũng không thể diễn ra mãi mãi. Và chỉ riêng điều đó thôi sẽ không khiến bạn có được hạnh phúc, vậy nên bạn phải tìm cách để giữ cho thân thấy hạnh phúc.
Tóm lại, hạnh phúc phụ thuộc vào thói quen của mỗi chúng ta. Tập cho mình những thói quen mới, đặc biệt là những thói quen “trừu tượng” là điều rất khó, nhưng loại bỏ những thói quen khiến bạn không hạnh phúc thì lại dễ hơn nhiều.
Dưới đây là các thói quen xấu bạn có thể loại bỏ ngay bây giờ để giúp mình vui vẻ hơn:

1. MIỄN NHIỄM VỚI SỰ ẤN TƯỢNG

Những điều tuyệt vời xảy ra quanh bạn mỗi ngày và nếu bạn chịu khó tìm kiếm, bạn sẽ tìm thấy chúng. Sự phát triển của công nghệ đã khiến chúng ta kết nối với nhau gần hơn và khiến thế giới “nhỏ” hơn. Tuy nhiên, mặt trái mà mọi người thường không hay nhắc tới chính là công nghệ khiến chúng ta có ít ấn tượng với cuộc sống hơn. Đây là một điều đáng buồn vì những điều đẹp đẽ trong cuộc sống không phải lúc nào cũng hiện hữu, và quan trọng hơn là chúng nhắc nhở ta rằng ta không phải cái rốn của vũ trụ. Cảm giác ấn tượng và nể phục khiến cuộc sống thêm đa sắc màu và đầy ý nghĩa hơn. Thật khó để cảm nhận niềm hạnh phúc khi mà bạn luôn hờ hững mỗi khi nhìn thấy một thứ mới mẻ.

2. TỰ CÔ LẬP BẢN THÂN

Tự tách mình khỏi các mối quan hệ xã hội là cách chúng ta tự vệ khi gặp đau buồn, nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh đây là điều tồi tệ nhất mà bạn làm trong những lúc như thế. Đây là một sai lầm nghiêm trọng bởi vì giao tiếp với mọi người, kể cả khi bạn không thực sự muốn, vẫn cải thiện tâm trạng của bạn tốt hơn. Ai cũng có những lúc muốn ở nhà cuộn tròn trên giường và không muốn nói chuyện với ai cả, nhưng nếu điều này trở thành một thói quen, nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng bạn. Thế nên, ngay khi nhận ra mình đang trở nên xa lánh mọi người vì buồn bã, bạn buộc phải mở lòng mình và giao tiếp nhiều hơn. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt ngay lập tức.

3. ĐỔ LỖI

Chúng ta cần kiểm soát cuộc sống của mình để trở nên hạnh phúc, và đó là lí do tại sao bạn không nên đổ lỗi cho người khác. Khi đổ lỗi cho người khác hay hoàn cảnh vì những điều không hay xảy ra, bạn sẽ tự mặc định là mình không thể kiểm soát cuộc sống của chính bản thân và điều này chắc chắn sẽ làm tâm trạng của bạn thêm tồi tệ hơn.

4. KIỂM SOÁT

Bạn cần kiểm soát cuộc sống của mình để thấy hạnh phúc, nhưng nếu kiểm soát quá mức, nó sẽ phản tác dụng. Người duy nhất bạn có thể kiểm soát là chính mình. Vậy nên đừng thấy phiền lòng vì bạn nhận ra mình không thể điều khiển được hành động của người khác. Kể cả khi bạn có thể kiểm soát ai đó trong thời gian ngắn, bạn cũng sẽ luôn cảm thấy áp lực, sợ hãi và mệt mỏi.

5. CHỈ TRÍCH

Phê phán và nói xấu người khác có thể là một thú vui với nhiều người. Bạn có thể thấy vui khi làm điều này, nhưng sau đó hãy chuẩn bị tinh thần để đối mặt với cảm giác tội lỗi. Chỉ trích người khác là một thói quen xấu, mục đích của nó là khiến chúng ta thấy bản thân mình tốt hơn. Tuy nhiên, chỉ trích sẽ không giúp bạn cảm thấy mình tốt đẹp hơn, mà chỉ tạo nên một vòng tiêu cực luẩn quẩn .

6. PHÀN NÀN

Phàn nàn là một hành vi gây khó chịu. Chúng ta thường làm vậy để củng cố tinh thần bản thân. Trên thực tế, việc nói và nghĩ rằng mọi việc đang tồi tệ như thế nào cho thấy bạn đang khẳng định lại những niềm tin tiêu cực. Đúng là việc chia sẻ về những điều khiến bạn buồn hay lo lắng sẽ giúp tậm trạng bạn tốt hơn, nhưng đừng để nó cướp đi hạnh phúc của bạn và đẩy mọi người ra xa khỏi bạn.

7. LUÔN CỐ GÂY ẤN TƯỢNG

Mọi người có thể thích trang phục, ô tô và công việc kiếm bộn tiền của bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là họ thích bạn. Nỗ lực gây ấn tượng chỉ là căn nguyên của nỗi buồn thôi, nó không đem lại hạnh phúc cho bạn đâu - Hãy tìm kiếm những người thực sự yêu quý và trân trọng con người bạn. Tất cả những thứ bạn có để gây ấn tượng với người khác cũng không giúp bạn trở nên hạnh phúc, có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều này. Khi cố theo đuổi việc gây ấn tượng với người khác, bạn rất có thể sẽ đối mặt với những thất vọng vì bỏ quên những giá trị thực sự làm nên hạnh phúc như gia đình, bạn bè cũng như ngay cả việc chăm sóc và dành thời gian cho bản thân.

8. CẢM GIÁC TIÊU CỰC

Cuộc sống có thể sẽ không luôn theo ý bạn nhưng hãy chấp nhận là bạn chỉ có 24 giờ mỗi ngày nên hãy tận dụng thời gian của mình. Thay vì phàn nàn về việc mọi thứ đáng nhẽ phải thế này hay thế kia, thì những người hạnh phúc trân trọng những gì họ đang có. Họ cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề và tiến về phía trước. Cảm giác bi quan là một trong những nguyên nhân lớn nhất của sự buồn chán. Thái độ bi quan không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn mà còn trở thành một lời tiên đoán: Nếu bạn kì vọng những điều tồi tệ xảy ra với mình, thì khả năng những điều đó xảy ra sẽ cao hơn. Chỉ khi bạn nhận ra những suy nghĩ tiêu cực phi lí như thế nào thì bạn mới có thể thôi nghĩ về chúng. Vậy nên hãy nhìn vào thực tế và bạn sẽ thấy mọi việc không tệ như bạn tưởng.

9. Ở BÊN NHỮNG NGƯỜI TIÊU CỰC

Những người hay phàn nàn và suy nghĩ tiêu cực chỉ biết ôm đầu và không thể tập trung tìm cách giải quyết vấn đề của mình. Họ chỉ muốn người khác thương cảm mình để thấy rằng mình được an ủi, quan tâm. Chúng ta thường thấy áp lực khi nghe người khác phàn nàn nhưng lại không muốn tỏ ra thô lỗ hay lạnh lùng với họ. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận để không bị “lây” cảm xúc tiêu cực từ họ. Để tránh điều này, hãy đặt ra một giới hạn và tránh xa những người tiêu cực nếu cần. Hãy nghĩ thế này: Nếu có người đang hút thuốc, thì bạn có ngồi cạnh họ để hít khói thuốc không? Tất nhiên là bạn sẽ tránh xa họ và bạn cũng nên làm điều tương tự với một người luôn suy nghĩ tiêu cực. Một cách để đặt ra giới hạn với những người hay phàn nàn là hỏi họ định giải quyết vấn đề của mình như thế nào. Họ sẽ im lặng suy nghĩ hoặc buộc phải đưa câu chuyện đi theo một hướng tích cực hơn.
Tóm lại, hãy ở bên những người truyền cảm hứng cho bạn - những người muốn giúp bạn trở nên tốt hơn. Hãy tránh xa những kẻ luôn muốn hạ thấp, khiến bạn nản lòng hay âu lo. Cuộc đời qua ngắn để bạn dành thời gian với những người như thế này. Hãy tránh xa họ.

10. SO SÁNH CUỘC SỐNG CỦA BẠN VỚI CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Viện Nghiên cứu Hạnh phúc đã thực hiện một thí nghiệm trên Facebook để tìm hiểu xem thói quen sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến hạnh phúc của bạn như thế nào. Một nửa người tham gia thí nghiệm tiếp tục sử dụng Facebook như bình thường trong khi một nửa còn lại thì ngưng sử dụng Facebook trong một tuần. Kết quả thu được đã gây bất ngờ. Sau một tuần, những người dừng sử dụng Facebook cho biết họ cảm thấy hạnh phúc hơn về cuộc sống của mình và ít cảm thấy cô đơn và buồn chán hơn. Các nhà khoa học cũng kết luận rằng những người hay dùng Facebook có nguy cơ cảm thấy stress cao hơn 55%.
Facebook và các mạng xã hội nói chung thường không phản ánh thực tế. Chúng thường “tô hồng” cuộc sống mà mọi người muốn diễn cho người khác thấy. Tôi không nói bạn nên dừng hoàn toàn việc sử dụng mạng xã hội , nhưng bạn nên dùng điều độ và hợp lý hơn.

11. KHÔNG ĐẶT RA CÁC MỤC TIÊU

Có các mục tiêu cụ thể trong cuộc sống sẽ cho bạn hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Nỗ lực đạt các mục tiêu đó cũng sẽ khiến bạn tự tin về bản thân hơn. Bạn cần đặt ra các mục tiêu mang tính thách thức, cụ thể và có thể đo lường được. Nếu không có các mục tiêu cụ thể để phấn đầu và không ngừng đi lên, bạn sẽ mãi giậm chân tại chỗ và rồi băn khoăn tại sao mọi việc không bao giờ thay đổi.

12. BỎ CUỘC TRƯỚC SỰ SỢ HÃI

Sự sợ hãi đơn giản chỉ là một cảm xúc được tạo nên bởi trí tưởng tượng của bạn. Những mối hiểm nguy đúng là có thật, nó giống như một đợt adrenaline dâng trào trong cơ thể khi bạn đứng trước một chiếc xe buýt đang lao tới. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi là một sự lựa chọn. Những người hạnh phúc biết điều này và đó là lí do họ luôn muốn vượt qua nỗi sợ của chính mình.
Trong cuộc sống này, bạn sẽ thấy nuối tiếc những cơ hội mình đã vuột mất hơn là những thất bại của bản thân. Thế nên hãy can đảm chấp nhận những rủi ro. Tôi thường hay nghe mọi người nói “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với bạn là gì? Nó sẽ khiến bạn chết ư?”. Nhưng cái chết không phải là điều tệ nhất. Điều tệ nhất chính là “chết” trong tâm hồn khi mà bạn vẫn còn đang thở.

13. RỜI XA THỰC TẠI

Cũng giống như nỗi sợ, quá khứ và tương lai là sản phẩm của tâm trí con người. Bạn có hối lỗi thế nào thì cũng không thể thay đổi được quá khứ, và có lo lắng ra sao thì cũng không thay đổi được tương lai. Những người hạnh phúc hiểu điều này và họ tập trung vào hiện  tại. Bạn không thể phát huy hết khả năng của mình nếu tâm trí luôn “trôi nổi” đâu đó và không nhận thức được thực tại (dù xấu hay tốt). Để sống trong thực tại, bạn cần làm hai điều sau:
  1. Chấp nhận quá khứ. Nếu không “làm hòa” với quá khứ của mình thì bạn sẽ không thể kiến tạo tương lai. Người hạnh phúc chỉ nhìn lại quá khứ để thấy mình đã thay đổi hay tiến bộ như thế nào thôi.
  2. Chấp nhận sự bất định của tương lai và đừng tự đặt cho mình những kì vọng không cần thiết. Bạn không nên suốt ngày lo lắng về tương lai, vì như Mark Twain từng nói, “Lo lắng cũng giống như việc trả một món nợ mà bạn không vay.”

KẾT LUẬN

Chúng ta không thể kiểm soát gien di truyền của mình hay hoàn cảnh cuộc sống, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ những thói quen đang cướp đi hạnh phúc của bản thân. Thế nên, ngay từ hôm nay, hãy duy trì niềm hạnh phúc của bạn bằng việc loại bỏ những thói quen trên nhé!
NGUỒN : THEO SAGA.VN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét