CHIA SẺ
Duy nhận thấy đây là một nội dung thực sự hữu ích . Nên đăng lên trang Nguyễn Đặng Duy . com ( www . Nguyen Dang Duy . com ) để xin chia sẻ
Hãy đưa ra ít quyết định hơn để bạn có thể tập trung vào những quyết định thực sự quan trọng.
Khi tờ Vanity Fair đưa ra một bản lý lịch đầy đủ của Tổng thống Obama năm 2012, một trong những chi tiết thú vị được lặp lại là vị tổng thống này chỉ mặc com-lê xanh và xám. Ông đã giải thích với tác giả Michael Lewis rằng, "Tôi đang cố giảm thiếu số lượng các quyết định. Tôi không muốn phải đưa ra quyết định cho việc sẽ ăn gì hay mặc gì. Bởi tôi còn rất nhiều quyết định khác phải đưa ra."
Quả thật, sự mệt mỏi khi phải đưa ra nhiều quyết định là có thực. Một nghiên cứu nổi tiếng về các thẩm phán ban lệnh ân xá cho thấy họ có xu hướng từ chối lệnh ân xá nhiều hơn sau khi mất hàng tiếng đồng hồ xử các vụ khác. Càng phải lựa chọn nhiều, bạn càng mất khả năng cư xử một cách bình tĩnh và sáng suốt.
Sau đây là một vài phương pháp có thể giúp bạn giảm thiểu số quyết định phải đưa ra giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Các tips này vẫn đúng ngay cả khi các quyết định của bạn không mang lại nhiều hệ lụy bằng các quyết định của tổng thống, bởi chẳng có gì tai hại khi bạn tập trung thời gian quý báu của mình vào những điều thực sự quan trọng.
1. ĐẶT BÁO THỨC MUỘN HƠN.
Quyết định đầu tiên làm mọi người lãng phí năng lượng là thức dậy lúc mấy giờ vào buổi sáng. Ngày nào cũng vậy, bấm nút “báo lại” buộc bạn phải quyết định rằng liệu đã đến lúc ra khỏi giường hay không. Như vậy, bạn đã tiêu tốn năng lượng quý giá trong khi chưa hề làm được việc gì.
Thay vào đó, hãy quyết định từ tối hôm trước giờ bạn tỉnh giấc. Và dù nếu bạn muốn ngủ đến phút muộn nhất có thể cũng không hề gì. Nhưng hãy đặt báo thức đến lúc đó, thay vì tự lừa dối bản thân rằng bạn sẽ dậy sớm 30 phút.
2. LẬP MỘT DANH SÁCH NHỮNG TRANG PHỤC MẶC MỖI NGÀY.
Cách mà Tổng thống Obama giới hạn lựa chọn trang phục của mình có rất nhiều điều đáng bàn. Joshua Dziabiak, người đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành (COO) của Trung tâm bảo hiểm trực tuyến The Zebra, thường chọn mặc một chiếc sơ mi cổ V đen mỗi ngày.Bạn biết không, ông có hơn 50 cái như thế.
"Mọi người có quá nhiều "băng thông tinh thần" (khả năng nhớ và hoạch định - người dịch), ông nói. "Trong thế giới khởi nghiệp, là một doanh nhân, bạn liên tục phải đối mặt với việc đưa ra quyết định, do đó lựa chọn áo sơ mi hay quần để mặc mỗi sáng là điều cuối cùng bạn muốn nghĩ tới."
Tuy nhiên vẫn nên có những ngoại lệ cho việc lựa chọn trang phục. Ví như phụ nữ, họ thường chịu một áp lực là phải đa dạng trong ăn mặc, hay những ai hoạt động trong các ngành coi trọng hình thức cũng vậy. Do đó bạn hoàn toàn có thể linh hoạt trong vấn đề phục trang này.
Hãy làm một cuốn "look book" - gồm ảnh những trang phục phù hợp với bạn. Bạn hoàn toàn có thể nhờ ai đó hiểu biết đôi chút về thời trang để giúp đỡ việc này. Hãy mặc quay vòng những trang phục, và bạn lúc nào trông cũng tươm tất trong khi giữ cho não không phải đắn đó quá nhiều (chú ý: có thể bạn sẽ muốn chọn 7 hoặc 9 bộ trang phục để quay vòng mặc đến chỗ làm, chứ không phải 5 hay 10, để bạn không phải mặc lặp lại vào mỗi thứ hai.
3. THỨ BA SẼ ĂN BÁNH TACO
Quyết định ăn gì khi đói không chỉ gây ra sự mệt mỏi mà còn khiến bạn mạo hiểm nếu chọn phải những đồ ăn không tốt cho sức khỏe. Một cách tiếp cận tốt hơn ư? Hãy xác định trước thức ăn trong các bữa ngoại trừ dịp đặc biệt. Ví dụ như Dziabiak mua các món ăn đông lạnh cho nguyên một tháng từ Healthy Choice và dùng làm thức ăn trưa mỗi ngày.
Hay nếu như bạn phải dùng bữa trưa khi gặp đối tác ở nhà hàng, hãy chọn một khẩu phần chuẩn (ví dụ như Caesar salad) để bạn không phải mất thời gian tìm món trên thực đơn. Hãy lập ít nhất một vài lịch ăn uống như Taco vào thứ ba, pizza vào thứ sáu, không thịt vào thứ hai, hoặc bánh pancake vào sáng thứ bảy. Điều này không những đơn giản hóa việc đi chợ, đồng thời không ai phải lên kế hoạch cho bữa tối lúc 7 giờ, khi mà mọi người đều đang đói.
4. LÊN KẾ HOẠCH CHO MỘT NGÀY LÀM VIỆC MỚI TỪ TỐI HÔM TRƯỚC.
Khi xuất hiện ở chỗ làm, đó là lúc dành cho công việc. Đây là khi bạn đã sẵn sàng để tập trung - nếu bạn biết phải tập trung vào việc gì. Hãy lên kế hoạch từ tối hôm trước những việc cần làm vào hôm sau để bạn có thể giải quyết những việc quan trọng khi còn tỉnh táo. Tuy nhiên hãy biến việc thực hiện những công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp trở thành một thói quen tốt. Ví dụ như bạn có thể luôn dành sáng thứ ba để lập kế hoạch chiến lược, hoặc thứ năm để viết proposal ( lời đề nghị xuất bản) cho cuốn sách của mình. Kế hoạch nghĩa là làm đúng việc. Kế hoạch không phải một quyết định. Nó cũng như việc đánh răng vậy, không cần nghĩ ngợi nhiều.
5. ĐỪNG LÀM NGƯỜI QUẢN LÍ VI MÔ.
Thuê người phù hợp là một quyết định quan trọng và việc này xứng đáng để bạn dồn hết tâm sức cho nó. Nhưng sau đó, quản lý vi mô vừa khiến các nhân tài của bạn khó chịu vừa lãng phí năng lượng của bạn. Do đó, bạn hãy hỏi xem việc gì mới thực sự cần đến bạn phải tham gia. Dziabiak cho rằng các nhà quản lý đặc biệt dễ bị cuốn theo những yếu tố thiết kế, bởi họ có thể tưởng tượng ra chúng.
Nhưng "Tôi không thể hiểu nổi việc chỉ cho kỹ sư của mình cách mã hóa (code)," ông nói, và điều đó cũng tương tự như việc thiết kế vậy: "Tôi không nên cố chỉ ra rằng phần nào cần màu gì, độ rộng là bao nhiêu pixel." Nếu ai đó muốn tham khảo ý kiến với bạn trước khi quyết định, tốt thôi, nhưng người quản lý thông minh sẽ bảo họ rằng, "Làm bất kỳ điều gì bạn cho là tốt nhất. Đó là lý do tôi thuê bạn và tôi tin tưởng bạn."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét