Đa kênh - sự chuẩn bị phải làm của 1 doanh chủ tỉnh táo .
Không điều gì là mãi mãi , Mới chính là mãi mãi . Điều đó chưa bao giờ ngừng xuất hiện, nhất là trong kinh doanh , thị trường xoay chuyển cũng là quy luật đó .
Ai cũng không muốn bị kiểm soát , ngay cả 1 đứa trẻ cũng thế . Bởi thế việc xây dựng và chuẩn bị các nền tảng giao tiếp tự chủ là điều phải làm , nếu muốn tiếp tục đi trên thị trường .
Nếu Bạn đã ngừng lại không cần thiết xây dựng thêm nền tảng giao tiếp tự chủ nào . Duy xin chúc mừng Bạn ... Còn nếu vẫn còn yêu thích thị trường , vẫn còn trách nhiệm dẫn dắt số mệnh , dẫn dắt tạo nguồn việc cho Anh Em , đóng góp thêm tí gì đó cho xã hội ... Thì ta tiếp tục ... một điều gì đó ...
------
MINDS (www . minds . com)
Bố già @ (Big Tech)
Trong suốt cuộc điều trần của ông chủ Facebook – Mark Zuckerberg – trước quốc hội Mỹ, một câu hỏi thượng nghị sĩ nêu lên là: “Tại sao Facebook không trả tiền cho người sử dụng khi họ đưa các thông tin, dữ liệu rất quý giá đối với họ lên trên Facebook?”
Dù Mark không trả lời trực diện cho câu hỏi này song ai cũng hiểu là nhờ các thông tin và dữ liệu của người sử dụng tự nguyện công bố trên trang hồ sơ và tường nhà mà Facebook có thể tạo được lợi thế rất lớn đồng thời xây dựng mô hình kinh doanh tới hàng tỷ đô trên không gian mạng xã hội.
Vậy tại sao Facebook vẫn không chịu trả tiền? Người sử dụng có lựa chọn nào khác không khi mà Facebook (hay các MXH tương tự như FB) vẫn im lặng và không có bất cứ động thái nào thay đổi chính sách này?
Thật may mắn, MINDS – nền tảng mạng xã hội – đã có sẵn câu trả lời này cho người dùng. Ra đời từ năm 2015, Minds đã từng bước đưa ra câu trả lời rất rõ ràng đối với người sử dụng mạng xã hội khi mà Facebook (cố tình) không trả lời sự “mặc cả hoàn toàn có lý” của họ.
Vậy Minds đã làm được gì?
So với Facebook, Minds vẫn là chú bé hạt tiêu – tính tới thời điểm hiện tại – họ chỉ có vỏn vẹn vài triệu người sử dụng (so với 2 tỷ user đã đăng ký trên Facebook) nhưng đã là một nền tảng hoàn toàn hứa hẹn cho một cuộc cách mạng trong mô hình quảng cáo qua nền tảng mạng xã hội. Thoạt nhìn, MINDS không có nhiều khác biệt so với FB. Mỗi tài khoản trên Minds đều có một trang nhà, bảng tin, thẻ xem video, đọc blog và nhóm thảo luận. Nếu bạn không theo dõi (follow) bất cứ ai trên Minds, hệ thống tự động nhồi vào tường nhà bạn những thông tin quảng bá ban đầu.
Khác biệt lớn nhất của Minds so với các gã khổng lồ MXH khác (FB, Twitter, Instagram) là ở đây: người sử dụng nhận được tiền điện tử (token) mỗi khi có người tương tác với nội dung (post) của họ đưa lên Minds, hoặc đơn giản bằng số thời gian họ sử dụng Minds.
“Chúng tôi tập trung vào việc giúp người dùng kiếm tiền trên mạng” – nhà sáng lập của Minds – Bill Ottman – tuyên bố trong một lá thư trả lời.
Tiền điện tử (token) người dùng nhận được thông qua việc tương tác trên Minds chưa thể chuyển đổi trực tiếp thành tiền (thật), nhưng hoàn toàn có giá trị sử dụng trên nền tảng Minds để mua hai loại “mặt hàng” (gọi là “Boosts”):
- Boost trên bảng tin (newsfeed boosts): hoạt động tương tự như hình thức quảng cáo truyền thống – bạn cần phải trả tiền để có thể quảng bá thông tin bạn muốn tới nhiều người dùng trên nền tảng
- Trả trực tiếp cho người dùng mà bạn muốn họ chia sẻ thông tin của bạn tới tập thành viên của họ. (Nôm na như kiểu trả tiền cho KOL để post thông tin do bạn cung cấp lên tường nhà hay Fanpage của họ).
Điều quan trọng là cả hai hình thức này đều được ẩn danh (không công bố). Nếu bạn sử dụng cơ chế “Boost” hiệu quả, bạn có thể xây dựng được cộng đồng “follower” lên tới năm tới mười nghìn dù thoạt đầu bạn chẳng có bất cứ khán giả nào.
Minds không cho phép bạn sử dụng một Boost để định vị vào một nhóm người dùng cụ thể; trái lại, thông tin của bạn sẽ được chia sẻ tới 1,000 người dùng ngẫu nhiên cho mỗi “token”. Nếu bạn chưa có đủ “token” bạn có thể trả tiền qua thẻ tín dụng với mức chuyển đổi: 1,000 views/1 $USD
Kinh tế trên nền tiền điện tử
Có thể xem Minds như một thử nghiệm để trả tiền cho các vật phẩm sáng tạo nội dung số bằng tiền điện tử - một thể nghiệm của nền kinh tế mới – kinh tế trên nền tiền điện tử. Qua Minds, bạn có thể trả tiền/thưởng cho những tác giả có nội dung tốt, hữu ích, bổ ích cho cộng đồng…không đơn thuần bằng like/share như hiện tại. Ở khía cạnh ngược lại, bạn cũng kiếm được “token” nhờ vào việc đóng góp công sức cho nền tảng Minds qua các hành vi: đóng góp vào mã nguồn của Minds, phát hiện lỗi; (lưu ý: toàn bộ Minds dựa trên mã nguồn mở). Hệ thống tiền điện tử vận hành trên Minds dựa trên mạng Ethereum blockchain. Về lý thuyết, người dùng của Minds có thể chuyển đổi từ “token” trên Minds sang các dạng tiền điện tử khác như: Bitcoin hoặc thậm chí là đô-la Mỹ.
Minds không phải là phiên bản tiếp theo của Facebook – lượng người dùng trên Minds tăng trưởng khá chậm trong vài năm qua – nhưng Minds là một hình mẫu của một dạng mạng xã hội khác. Trước hết, Minds định vị thuộc về cộng đồng, và không hề coi mình là đối thủ của bất cứ mạng xã hội nào, thay vào đó như một dự án nguồn mở (open source project). Năm ngoái, Minds đã gọi được hơn 1 triệu $USD từ 1,500 thành viên nhiệt tình (một dạng “huy động vốn cộng đồng” – crowd funding). Doanh thu của Minds chủ yếu đến từ người dùng trả tiền mua “Boost” (quảng cáo) và việc phát hành tiền điện tử.
Công bằng mà nói, Minds cũng không phải là mạng xã hội đầu tiên trả tiền cho hoạt động của người dùng bằng tiền điện tử (cryptocurrency). Trước Minds, phải kể đến Steemit với mô hình tương tự, tưởng thưởng cho người dùng bằng đồng tiền điện tử Steem đối với bất cứ hành động tương tác nào trên nền tảng. Điểm khác biệt giữa Minds và Steemit chính là ở cơ chế bỏ phiếu trên nền tảng, với Steemit có đôi chút phân biệt giữa người dùng mới và phần còn lại.
(Theo WIRED - còn tiếp...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét