Chia Sẻ Điều Đúng Đắn

Hỏi Đáp | Đặt Lịch | Zalo 0919449459

MỚI

Tìm nội dung

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Doanh nghiệp cần gì ?

Hầu hết các doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ ngày nay đều tập trung vào việc xây dựng các sản phẩm mang tính sáng tạo nhưng lại quên đi mất rằng một giải pháp thông minh sẽ không tự nhiên mà trở thành công cụ kinh doanh thành công. Các doanh nghiệp đòi hỏi cần phải có một mô hình kinh doanh khôn khéo tương ứng, cùng với giá cả hợp lí, truyền tải được thông điệp và kênh phân phối đến những khách hàng mục tiêu một cách đúng đắn, nhằm hiện thực hoá giấc mơ.

Việc xác định đúng mô hình kinh doanh đòi hỏi sự chăm chút tương tự như khi bạn thiết kế một sản phẩm chính xác, tuy nhiên, cách tiếp cận khác với các kĩ năng cần có. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư thừa nhận rằng công ty có hai người đồng sáng lập thường sẽ tốt hơn công ty chỉ sáng lập bởi một người. Khi đó, một người sẽ tập trung vào giải pháp kĩ thuật, trong khi người kia tập trung vào việc xác định và xây dựng mô hình kinh doanh. Hai công việc này cần được thực hiện song song với nhau.

Cách tiếp cận theo kiểu quản lý kép này có thể giúp tránh được sự thất bại mà tôi đã gặp phải ở một startup vài năm trước. Khi đó, các khách hàng sử dụng phiên bản thử nghiệm (Beta) yêu thích giải pháp phần mềm của chúng tôi khi chúng vẫn còn là một nguyên mẫu miễn phí. Thế nhưng, chúng tôi lại không thể bán được một đơn hàng nào trong vài tháng đầu với một mức giá phù hợp với tất cả công trình và sự đổi mới mà chúng tôi đem lại. Người sáng lập, đơn giản, đã không thực hiện nổi công việc xác định giá và phân khúc khách hàng.

Trong cộng đồng đầu tư, công việc này được gọi là chứng minh mô hình kinh doanh. Nó bắt đầu bằng việc hợp thức hóa một một cơ hội kinh doanh (một phân khúc khách hàng lớn sẵn sàng trả tiền để giải quyết một vấn đề thực tế), theo cách tương tự như việc chứng minh concept hoặc nguyên mẫu của bạn, và sau cùng phải hợp thức hóa được giải pháp kỹ thuật.

Dưới đây là 7 bước mà theo tôi là cần thiết để thiết lập một mô hình kinh doanh đúng đắn:

1. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA GIẢI PHÁP MÀ BẠN ĐEM TỚI TRONG PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU

Các khách hàng thường phàn nàn rằng các phương pháp tiếp cận hiện tại không trực quan hoặc tích hợp, nhưng các giải pháp trước đó có thể cũng tương tự như vậy và thậm chí còn bị hạn chế. Hãy ước tính chi phí của bạn, bao gồm 50% tỷ suất lợi nhuận gộp biên, như một mức giá sàn. Các sản phẩm quá đắt đối với thị trường sẽ không thành công, trong khi sản phẩm có mức giá quá thấp sẽ khiến bạn gặp khó khăn. Hãy xác định mức giá phù hợp với giá cả của đối thủ cạnh tranh và nhân khẩu học của thị trường.

2. XÁC NHẬN RẰNG SẢN PHẨM HOẶC DỊCH VỤ CỦA BẠN CÓ THỂ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC VẤN ĐỀ

Một khi có được một nguyên mẫu hoặc “phiên bản Alpha”, hãy đem nó tới khách hàng thực tế để xem liệu rằng họ có phấn khích và yêu thích nó tương tự như cách mà bạn cảm thấy hay không. Hãy trông chờ những phản hồi về cách để khiến cho sản phẩm thích hợp hơn. Nếu nó không xoa dịu vấn đề hoặc không có các động thái thì không một mô hình kinh doanh nào có thể cứu vãn được bạn đâu!

3. KIỂM TRA KÊNH VÀ CHIẾN LƯỢC HỖ TRỢ

Bây giờ là lúc để quảng cáo toàn bộ mô hình kinh doanh của bạn tới một nhóm khách hàng hoặc một nhóm trọng tâm được lựa chọn một cách đặc biệt. Điều này không chỉ dừng lại ở việc thuyết phục suông, mà còn bao gồm tất cả các yếu tố minh chứng đi kèm như giá cả, tiếp thị, phân phối và bảo trì của bạn. Đây cũng là một cơ hội nữa để bạn làm pivot với chi phí gần như miễn phí.

4. NÓI CHUYỆN VỚI CÁC CHUYÊN GIA TRONG NGÀNH VÀ NHÀ ĐẦU TƯ

Một ủy ban tư vấn nhỏ gồm những người ngoài cuộc có kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn có thể cung cấp cho bạn những phản hồi khách quan mà bạn cần, cũng như các mối quan hệ để thiết lập các kênh phân phối và kênh bán hàng. Việc nói chuyện với các nhà đầu tư tiềm năng về quan điểm của họ cũng rất có giá trị, ngay cả khi bạn đang bị mắc kẹt trong sự cố gắng.

5. LẬP KẾ HOẠCH VÀ TIẾN HÀNH THÍ ĐIỂM HOẶC TRIỂN KHAI TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Sức lôi cuốn khi triển khai giới thiệu trong một nhóm giới hạn chính là một sự xác nhận tuyệt vời cho một mô hình kinh doanh. Nó cho phép bạn kiểm tra chi phí, chất lượng và giá cả trong một vài cửa hàng hoặc một thành phố, với nguy cơ tối thiểu và tốc độ tối đa cho việc phục hồi và sửa chữa. Hãy để dành chiến dịch viral và hình thành sản phẩm tồn trữ chính của bạn về sau.

6. TẬP TRUNG THU THẬP CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA KHÁCH HÀNG

Hãy chú ý nhiều hơn đến những khách hàng đầu tiên của bạn, đổi lại,  yêu cầu họ cho phép công bố thử nghiệm và thúc đẩy Marketing truyền miệng. Nếu bạn không thể nhận được hỗ trợ của họ, ngay cả khi đã nỗ lực hết sức mình, hãy coi đó như một lời cảnh báo rằng doanh nghiệp có thể sẽ không quy mô theo như tỉ lệ mà bạn dự kiến.

7. NHẮM TỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC VÀ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG

Bạn cần một chỗ đứng vững chắc, khi đó độ tin cậy và phản hồi từ các tổ chức này được xem như là một sự xác nhận cuối cùng cho mô hình kinh doanh của bạn, cũng như mô hình sản phẩm của bạn, trong bối cảnh còn tồn tại các đối thủ cạnh tranh chính. Đây cũng có thể là nguồn lực tuyệt vời cho người lãnh đạo với vai trò như một phần quan trọng của quá trình giới thiệu cuối cùng và nỗ lực mở rộng quy mô.

Mô hình kinh doanh của bạn có thể là một lợi thế cạnh tranh bền vững tốt hơn các tính năng của sản phẩm hoặc có thể là rủi ro lớn nhất của bạn. Quá nhiều kế hoạch kinh doanh mà tôi thấy rất nặng nề về các tính năng của sản phẩm cạnh tranh mà không chú trọng đến chi tiết mô hình kinh doanh và đổi mới.

Nếu bạn hoặc một người nào đó trong nhóm của bạn đã không dành một chút nỗ lực nào vào mô hình kinh doanh như trên dịch vụ sản phẩm, các bạn mới chỉ sẵn sàng một nửa để bước chân vào thế giới kinh doanh mà thôi. Thật khó để giành chiến thắng bằng cách làm một nửa công việc, đặc biệt nếu đó lại là một nửa dễ dàng hơn. ( Tổng hợp )

- www.nguyendangduy.com - 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét